Việc tăng hay giảm tuổi thọ của máy pha cà phê cũng như chất lượng của ly cà phê thành phẩm chịu ảnh hưởng lớn từ khâu vệ sinh máy. Để thực hiện công đoạn này đúng cách hãy theo dõi hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê chuyên nghiệp từ CoffeeTree nhé!
Công đoạn vệ sinh máy pha cà phê ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của ly cà phê thành phẩm cũng như độ bền của máy. Ảnh: ST
Máy pha cà phê chuyên nghiệp được xem là linh hồn của quán cà phê, quầy nước của khách sạn nhà hàng. Đó là những nơi có nhu cầu pha cà phê liên tục, nhiều ly cùng một lúc và phải đảm bảo chất lượng đồng đều.
Vệ sinh máy pha cà phê không đúng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến máy pha cà phê. Chủ doanh nghiệp phải thêm chi phí bảo dưỡng. Thời gian chờ đợi máy được sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
Do đó, việc làm sạch máy pha cà phê chuyên nghiệp cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, hướng dẫn từ nhà sản xuất.
1. Hướng dẫn làm sạch máy pha cà phê sau mỗi lượt pha
Mỗi đợt pha cà phê xong, bước làm sạch rất quan trọng. Nó vừa tác động đến lượt pha mới, vừa liên quan đến phần vệ sinh vào cuối ngày làm việc. Bước này cần thực hiện thao tác nhanh chóng nhưng cũng phải chu đáo.
1.1 Vệ sinh khô Filter và tay cầm của máy pha cà phê chuyên nghiệp
Khi bã cà phê còn đang ướt, bạn cần tranh thủ làm vệ sinh tay cầm sau khi pha xong tách cà phê cho khách. Nếu để lâu, cặn sẽ bị khô và bám chắc vào filter rất khó để cọ rửa.
Đập bã cà phê vào thanh khay chứa đồ thải. Ảnh: ST
Đầu tiên, một tay bạn giữ đầu máy, tay kia giữ tay cầm để có lực tháo tay cầm ra. Sau đó, bạn thực hiện gõ tay cầm vào chỗ chứa bã cà phê đã pha rồi để giúp bã cặn đi ra từ ngoài đến trong.
1.2 Những lưu ý quan trọng khi làm sạch Filter và tay cầm
Để tránh gây tổn hại đến filter như bị méo bị gỉ sét, khi đập bã cà phê, bạn không nên đưa phần mặt filter về phía thanh của thùng chứa bã. Khi thực hiện công đoạn này, bạn phải hướng đúng trục tay cầm vào thanh.
Cặn cà phê còn dính trên filter sau khi đập. Ảnh: ST
Dùng cọ để quét phần cặn này đi. Ảnh:ST
Nếu sau khi đập mà cặn cà phê còn bám trong filter thì bạn dùng cọ sạch chuyên dụng để quét bã ra. Khi làm vệ sinh cho filter và tay cầm, bạn không được dùng nước để rửa, cũng không được làm ướt hai bộ phận này và làm hạ nhiệt Filter.
2. Vệ sinh máy pha cà phê chuyên nghiệp sau cuối ngày làm
Khi pha xong tách cà phê cho vị khách cuối cùng trong ngày, đây cũng là thời điểm tiến hàng làm sạch máy pha cà phê chuyên nghiệp của quán sau cuối ngày làm việc. Công việc này cần thực hiện tỉ mỉ nên cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.Tuy nhiên cần phải tuân thủ thực hiện đầy đủ mỗi ngày.
2.1 Làm sạch Headgroup của máy pha cà phê chuyên nghiệp
Là phần quan trọng nhất của máy pha cà phê chuyên nghiệp, để vệ sinh nó bạn cần tiến hành các bước sau:
Trước tiên, bạn sử dụng filter kính để cạy filter lên rồi lắp filter kính vào tay cầm để vệ sinh phần headgroup bằng việc sử dụng tay cầm.
Sau đó, bạn lắp tay cầm vào headgroup của máy, không cần phải lắp quá chặt. Tiếp theo bạn xả nước đồng thời thực hiện lắc qua lắc lại tay cầm để cặn cà phê còn dính trên headgroup lắng xuống filter kính. Lưu ý thao tác này cần dùng khăn để cầm để tránh bỏng do xả nước nóng.
Thực hiện xả nước rửa trôi cặn bên trong headgroup. Ảnh: ST
Lay qua lay lại đến khi bạn quan sát cặn cà phê đã lắng hết xuống kính Filter thì thực hiện đổ bỏ phần cặn đó đi. Tiếp theo, bạn vệ sinh tiếp thành máy và lưới lọc bằng cọ. Thao tác này bạn chú ý nhẹ tay vì lưới khá mỏng. Cọ xong, bạn xả nước để rửa sạch.
Dùng cọ để làm sạch thêm lần nữa. Ảnh: ST
Tiếp theo, bạn dùng dung dịch vệ sinh máy pha cà phê chuyên dụng để làm sạch máy. Mỗi lần bạn dùng hết 6kg cà phê, bạn dùng dung dịch này để máy luôn sạch và đảm bảo chất lượng của ly cà phê luôn thơm ngon.
Một loại nước rửa máy pha cà phê chuyên dụng. Ảnh:ST
Thực hiện vệ sinh máy pha cà phê bằng dung dịch chuyên dụng theo các bước sau:
Đầu tiên đổ dung dịch vào filter rồi lắp vào headgroup. Sau đó nhấn bật/ tắt chế độ pha cà phê khoảng 4 đến 5 giây. Làm thao tác như vậy ít nhất 4 lần để đảm bảo lượng dung dịch có thể rửa sạch bã thừa còn lại trong đường ống của máy pha cà phê.
Sau đó, bạn xả lại bằng nước thường và cũng thực hiện tương tự bật tắt trong 5 giây như vậy trong 5 lần để rửa sạch sẽ cặn cà phê đọng lại trong ngày.
2.2 Vệ sinh vòi hơi của máy
Vòi hơi của máy pha cà phê là nơi tiếp xúc với thành phẩm cuối cùng, do đó bạn nên chú ý làm sạch bộ phận này để không làm ảnh hưởng đến những ly cà phê phục vụ khách vào hôm sau.
Trước tiên, bạn bắt buộc phải dùng khăn ướt để phủ lên ống vòi hơi. Sau đó thực hiện xả trong khoảng 10 giây. Lúc này hơi nóng từ vòi sẽ bốc lên bên trong khiến tan sữa và cà phê còn đọng lại bám dính vào ống.
Sau đó, bạn lấy khăn phủ ra và xả một lần nữa cũng trong khoảng 10 giây. Lúc đấy, hơi xả sẽ đẩy cặn ra ngoài.
2.3 Làm sạch khay đựng nước thải của máy pha cà phê chuyên nghiệp
Khay đựng bã cà phê lúc này đã đầy ắp chất thải của cả ngày. Bạn cần tiến hành vệ sinh chúng để chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo.
Việc làm sạch khay đựng nước thải của máy pha cà phê chuyên nghiệp cần thực hiện với nước thường hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng của máy. Không được dùng nước rửa chén để cọ rửa chúng.
Lắp máy pha cà phê chuyên dụng sau khi vệ sinh xong. Ảnh: ST
Ngoài ra với tay cầm của máy chuyên nghiệp bạn có thể vệ sinh chúng bằng cách ngâm với dung dịch vệ sinh riêng của máy và nước ấm rồi để qua đêm, sáng hôm sau xả lại bằng nước sạch.
Với hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê chuyên nghiệp trên đây, CoffeeTree hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy. Nếu bạn có thắc mắc hay cần thêm thông tin về máy pha cà phê chuyên nghiệp, đừng ngần ngại hãy gọi điện đến Hotline của chúng tôi 0906.70.22.30 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.