Chi phí ít nhất để mở quán cafe là bao nhiêu? Vốn TỐI THIỂU?

Bạn đang dự định kinh doanh quán cà phê, nhưng chưa biết chi phí để mở quán là bao nhiêu. Để mở quán cà phê cần nhiều hạng mục phải thực hiện và kèm theo đó là chi phí tương ứng. Cần chuẩn bị số vốn tối thiểu như thế nào cho một quán cà phê mới? Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ kinh nghiệm thực tế sau từ Coffee Tree.

1. Mở quán cà phê cần phải có bao nhiêu vốn?

Để kinh doanh bất kỳ ngành hàng hay lĩnh vực nào, nguồn vốn luôn là một trong điều kiện quan trọng nhất quyết định sự thành bại. Nhiều người thường cho rằng “vốn” tức là số tiền bạn dùng cho việc kinh doanh. Hiểu như vậy cũng đúng nhưng chưa đủ vì ngoài tiền ra, kinh nghiệm, nguồn nhân lực, mặt bằng có sẵn đều có thể được xem là vốn kinh doanh.

Để mở quán cà phê, Coffee Tree sẽ phân tích cho bạn các yếu tố vốn cần chuẩn bị : mặt bằng, chi phí thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng/ sửa chữa, nội thất trang trí, cơ sở vật chất trang thiết bị pha chế, chi phí vận hành và chi phí duy trì.

1.1. Chi phí mặt bằng mở quán cà phê

Trung bình chi phí mặt bằng chiếm tỉ lệ cao nhất trong chi phí đầu tư ban đầu khi mở quán cà phê, khoảng 30-40%. Chi phí cho mặt bằng sẽ phụ thuộc vào địa điểm bạn lựa chọn có diện tích bao nhiêu, ở vị trí nào. 

Bạn cần lưu ý, đây mới chỉ là chi phí bạn sử dụng 1 địa điểm để kinh doanh quán cà phê, không bao gồm các chi phí sửa chữa. Hiếm có mặt bằng nào bạn thuê có thể kinh doanh ngay mà không tu sửa lại cả. 

Mặt bằng quán chiếm khoản chi phí lớn trong khoản đầu tư ban đầu.

Với đặc thù kinh doanh quán cà phê, mặt bằng càng tốt càng tốn kém nhưng sẽ giảm những chi phí khác cho bạn, cụ thể là chi phí marketing. Thật sự, quán cà phê nằm ở vị trí thuận lợi, không gian rộng rãi, thoáng đãng, có chỗ để xe thuận tiện thì tỉ lệ kinh doanh thất bại sẽ thấp hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó, nếu xác định kinh doanh lâu dài, bạn cần chú ý đến hợp đồng thuê mặt bằng phải lâu hơn 1 năm. Khi thuê, chủ mặt bằng thường yêu cầu bạn đặt cọc khoảng tiền từ 3-6 tháng. Nhìn chung, chi phí mặt bằng dao động từ 7-20 triệu đồng/ tháng tùy từng địa điểm.

1.2. Chi phí sửa chữa, trang trí quán cà phê

Sau khi hoàn tất thủ tục thuê mặt bằng, bạn cần tiến hành sửa chữa và trang trí không gian quán của bạn. Nếu bạn thuê mặt bằng hoàn toàn mới hoặc đã sử dụng nhiều năm thì khoản chi phí này càng cao. 

Các hạng mục bạn cần lắp đặt/ sửa chữa cho không gian quán phải kể đến: sơn sửa, hệ thống điện nước wifi, điều hòa thông gió, chống ẩm, thấm nước, decor (sơn, dán, tranh, kệ sách báo, đèn…) tùy theo phong cách và bàn ghế cho khách ngồi.

Decor quán cà phê thật phong cách cũng tốn kém không ít chi phí. Ảnh: ST

Để tối ưu chi phí cho khoản này, bạn nên lựa chọn 1 đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp để được tư vấn và thực hiện trọn gói. Chi phí thuê dịch vụ này khoảng 30-40 triệu tùy diện tích của quán.

1.4. Chi phí trang thiết bị mua dụng cụ cho quán cà phê

Sau khi hoàn thành phần không gian của quán cà phê, bạn cần tính toán đến các chi phí mua sắm thiết bị của quầy pha chế. Đối với quán cà phê, các dụng cụ và máy móc không thể thiếu là máy pha cà phê, tủ lạnh, tủ mát, bình đun nước, máy xay sinh tố, máy ép, bình chứa, ấm, ly tách, muỗng, ống hút, khay bưng nước, tủ đựng đá viên, bộ dọn dẹp vệ sinh…

Bên cạnh đó, còn có các thiết bị khác để phục vụ khách hàng khi ngồi lại như hệ thống âm thanh và màn hình tivi.

Để pha chế đồ uống phục vụ khách hàng cần phải sắm một số dụng cụ đặc thù. Ảnh: ST 

Nhìn chung, chi phí đắt đỏ nhất trong khoản này chính là máy pha cà phê. Tùy vào công suất phục vụ khách hàng hàng ngày, bạn có thể lựa chọn các dòng máy có giá từ 40 đến hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, tủ mát, tủ lạnh cũng có giá từ 10-15 triệu.

1.5 Chi phí nguyên vật liệu pha chế thức uống

Vừa xây dựng menu đồ uống bạn phải vừa tìm kiếm nhà cung cấp cũng như tính toán chi phí mua nguyên liệu hàng tháng. Thức uống của quán cà phê thường cần các nguyên liệu: cà phê rang xay nguyên hạt, bột cà phê rang xay, đường, trà (xanh, đen,…), đường (trắng, đường nâu), trái cây tươi, siro, sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa, socola, cookie,…Khi mới mở quán, chi phí này vào khoảng 5-10 triệu tùy vào quy mô của quán.

Khi quán đi vào hoạt động, chi phí nhập nguyên liệu là khoản phải chi lớn nhất. Tuy vậy, bạn cần cân chỉnh sao cho mức chi phí này không được vượt quá 30% tổng doanh thu hàng tháng của quán. 

1.5 Chi phí thuê nhân công cho quán

Dù quán có quy mô to nhỏ như thế nào, bạn cũng phải tính toán chi phí trả lương cho nhân viên. Những vị trí cần có để vận hành quán cà phê: phục vụ, pha chế, thu ngân, bảo vệ và quản lý quán cà phê. Dựa vào từng vị trí, mức lương bạn có thể trả từ 3 đến 10 triệu/ tháng.

Bạn cần dự trù chi phí trả lương cho nhân viên vào giai đoạn đầu mở quán. Ảnh: ST

Trong giai đoạn đoạn đầu của quán, bạn cần dự trù trường hợp ít khách hàng, có thể bị lỗ, bạn vẫn còn khoản vốn để chi trả cho nhân viên làm việc. Bên cạnh đó, việc quy định rõ ràng vị trí, mô tả công việc, thời gian làm việc cũng như lương thưởng rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp cho nhân viên làm việc tốt hơn, phục vụ khách hàng vui vẻ, nhiệt tình hơn.

1.6 Chi phí sử dụng phần mềm quản lý hoạt động của quán cà phê

Khi quán cà phê của bạn đi vào hoạt động, máy móc và phần mềm quản lý sẽ vô cùng cần thiết. Tại sao quản lý hoạt động của quán bằng phần mềm hệ thống là cần thiết, có 4 lý do cơ bản sau:

+ Để phục vụ khách hàng nhanh hơn: Nhân viên phục vụ của quán chỉ cần dùng thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet để ghi nhận order của khách cũng như sắp xếp chỗ ngồi cho khách thuận tiện hơn.

+ Tránh sai sót nhầm lẫn order của khách: Khi khách đặt món, yêu cầu sẽ được ghi nhận trên hệ thống và chuyển đến quầy thu ngân, pha chế.

+ Thanh toán nhanh và chính xác: Từ thao tác ghi nhận order bằng hệ thống, bước tính hóa đơn cũng vì vậy nhanh hơn, tự động mà không cần chờ đợi hay tính tiền thừa thủ công cho khách.

Quản lý bằng hệ thống đem lại nhiều lợi ích cho việc vận hành quán cà phê. Ảnh: ST

+ Theo dõi tình hình kinh doanh dễ dàng: Vì mỗi đơn order của khách đều được nhập vào hệ thống và việc tổng hợp báo cáo cũng tự động nên chỉ cần bạn có tài khoản, bạn dễ dàng biết được tình hình kinh doanh của quán.  

Chi phí trang bị máy POS tính tiền cũng như mua phần mềm ban đầu từ 15-20 triệu đồng. Bạn cũng cần tính thêm chi phí mua gói sử dụng phần mềm từ 6 tháng – 1 năm.

1.7 Chi phí thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê

Nếu lần đầu kinh doanh, bạn cần chú ý đến các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cà phê của mình tại địa phương. 

Thủ tục này rất cần thiết nếu bạn muốn kinh doanh ổn định lâu dài. Tuy nhiên, những thủ tục hành chính thường tốn nhiều thời gian, nếu bạn chưa quen, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký để đẩy nhanh tiến độ hơn.

1.8 Dự trù chi phí phát sinh khi mở quán cà phê

Cho dù bạn có lên kế hoạch chi tiết đến mức nào hay được chuyên gia giàu kinh nghiệm đến đâu tư vấn thì thực tế cũng luôn có mức độ chênh lệch so với tính toán. Để quán cà phê mới mở không quá “chới với” vào giai đoạn đầu, bạn cần bố trí 1 khoản cho những trường hợp phát sinh.

Ví dụ: Bạn cần chi các khoản như mực in, đồng phục cho nhân viên hay giặt ủi rèm, thảm, khăn lau,…cũng như máy móc bị hư cần sửa chữa hay thậm chí phải thay thế.

Cần tính toán và cân đối để có một khoản dành cho các chi phí phát sinh. Ảnh: ST 

1.9 Vốn duy trì hoạt động cho quán cà phê

Với những ai lần đầu kinh doanh nói chung hay lần đầu mở quán cà phê, thường nghĩ rằng vốn là phần tiền đầu tư ban đầu mà thôi. Điều này chưa đủ, bởi ngoài khoản đầu tư ban đầu bạn còn cần vốn để duy trì hoạt động, nhất là khoảng thời gian 3-6 tháng đầu.

Những khoản đầu tư cố định ban đầu có thể kể đến là mặt bằng, sửa chữa, decor, máy móc thiết bị, đăng ký giấy phép. Còn khoản chi phí hàng tháng là lương nhân viên, nguyên vật liệu, tiền điện – nước – wifi, vệ sinh. Chưa kể đến các hoạt động thu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ như quà tặng, giảm giá, quảng cáo…

Những khoản phí duy trì khi cộng dồn lại sẽ thành chi phí đáng kể. Do đó, nếu bạn đang có khoảng 400 triệu đồng, bạn nên bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư cơ sở ban đầu, 100 triệu cho các khoản phát sinh và 100 triệu cho vốn duy trì thời gian đầu. Bạn cần nhớ rằng, đừng tiêu sạch số vốn bạn có trong tay khi chưa có khoản thu nào.

Cuối cùng, bạn cần lên danh sách các chi phí mở quán cà phê của bạn. Để biết được những khoản bạn cần chi tiêu, số tiền thực tế bạn đã sử dụng. Từ đó, chính bạn sẽ trả lời được câu hỏi về chi phí mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn.

2. Bảng kế hoạch chi phí mở quán cà phê

Sau khi đã nắm rõ các khoản cần đầu tư để mở quán cà phê, bạn cần lên bản kế hoạch dự trù chi phí. Dưới đây Coffee Tree gửi bạn bảng mẫu của một quán cà phê quy mô nhỏ. Lưu ý, chi phí trong bảng này chỉ mang tính chất tham khảo, để áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp với quán và mô hình kinh doanh của bạn.

Bảng chi phí mở quán cà phê dự kiến:

1. Chi phí mặt bằng, decorSố tiền
Thuê mặt bằng/năm70.000.000 VND
Lắp đặt hệ thống điện, nước, wifi10.000.000 VND
Setup quầy thu ngân, pha chế10.000.000 VND
Sơn sửa chữa, decor15.000.0000 VND
Biển hiệu5.000.000 VND
TỔNG110.000.000 VND
2. Chi phí trang thiết bịSố tiền
Máy pha cà phê40.000.000 VND
POS tính tiền15.000.000 VND
Loa/ hệ thống âm thanh15.000.000 VND
Tủ lạnh8.000.000 VND
Tivi6.000.000 VND
Đèn chiếu sáng6.000.000 VND
Máy xay sinh tố 5.000.000 VND
Ly, tách, thìa, muỗng3.000.000 VND
Bàn ghế20.000.000 VND
Phin pha cà phê200.000 VND
Bình nước nóng500.000 VND
Bình đựng pha chế500.000 VND
TỔNG119.200.000 VND
3. Chi phí nguyên vật liệu ban đầuSố tiền
Cà phê2.000.000 VND
Trà 1.000.000 VND
Trái Cây 2.000.000 VND
Sữa các loại 1.000.000 VND
Đường, siro1.000.000 VND
Nước đóng chai các loại3.000.000 VND
TỔNG 10.000.000 VND
4. Chi phí vận hành tháng đầuSố tiền
Quảng cáo20.000.000 VND
Lương nhân viên20.000.000 VND
Điện, nước, wifi10.000.000 VND
TỔNG 50.000.0000 VND
5. Vốn dự phòngSố tiền
50.000.000 VND
TỔNG VỐN DỰ KIẾN339.200.000 VND

Dựa vào bảng kê trên, bạn có thể thấy chi phí ban đầu để mở một quán cà phê không hề nhỏ. Do đó, dù có dự định kinh doanh với mô hình nhỏ, bạn cũng phải chuẩn bị cho mình một số vốn ban đầu “rủng rỉnh” hơn, để duy trì và không rơi vào bế tắc khi gặp phát sinh.

Bên cạnh việc chuẩn bị tiền vốn, bạn cũng cần tìm nhiều giải pháp để tối ưu chi phí đầu tư như tận dụng không gian có sẵn, tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng giá tốt hay sử dụng các dịch vụ trọn gói để cắt giảm chi phí.

3. Dịch vụ tư vấn mở quán cà phê trọn gói uy tín

Như bạn đã biết, việc đầu tư kinh doanh nói chung và đầu tư mở quán cà phê là việc không hề đơn giản. Để khoản tiền của bạn có thể sinh lợi tối đa cũng như giảm thiểu các rủi ro, bạn cần lựa chọn một đơn vị tư vấn trọn gói uy tín nhiều kinh nghiệm. 

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, Coffee Tree đã đồng hành cùng hàng trăm quán cà phê đang kinh doanh tốt trên cả nước. Dịch vụ tư vấn mở quán cà phê trọn gói của Coffee Tree có những gì?

Coffee Tree sẽ tư vấn và theo sát quán cà phê của bạn qua 4 giai đoạn: Tư vấn ban đầu để xác định được số vốn cần thiết cũng như xác định mặt bằng, setup quán cà phê, khai trương quán và vận hành quán.

Coffee Tree đồng hành cùng bạn từ những bước đầu tiên để mở quán cà phê. 

Ở từng giai đoạn, Coffee Tree không chỉ giới thiệu đến bạn các đơn vị thi công chuyên nghiệp với giá thành rẻ mà còn trực tiếp cung cấp cho bạn nguồn nguyên liệu cà phê rang xay sạch chất lượng, đào tạo nhân viên pha chế và máy pha cà phê với giá tốt nhất thị trường. Công việc tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất, hãy liên hệ ngay với Coffee Tree hôm nay, để có cơ hội nhận ưu đãi khởi nghiệp hấp dẫn nhất năm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 0906 70 2230 – Ms. Thùy

Email : coffeetree.vn@gmail.com

Facebook : fb.com/coffeetree.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *